ñy ban nh©n d©n -...

16
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Số: /BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Ngãi, ngày tháng 6 năm 2019 BÁO CÁO Những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh sau 30 năm Ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi (01/7/1989 - 01/7/2019) Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở chia tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi Bình Định. Ngày đầu tái lập tỉnh, Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thị xã và 10 huyện, đến nay, có 14 huyện, thành phố, trong đó có 01 thành phố, 06 huyện đồng bằng, 06 huyện miền núi và 01 huyện đảo. Là tỉnh ven biển, có đường bờ biển dài gần 130 km, Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,78 km 2 , dân số trung bình năm 2018 là 1.272,8 nghìn người, mật độ dân số 246,9 người/km 2 . Là địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giao thông tương đối thuận lợi, có hệ thống đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A chạy qua; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kết nối với các tỉnh phía Nam của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hiện tại, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã được xây dựng, góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương trong vùng. Khi mới tái lập tỉnh, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, thuần nông, xuất phát điểm thấp. Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém; thu nhập bình quân đầu người thấp. Đến nay, trải qua ba thập kỷ, Quảng Ngãi đã có bước phát triển đáng kể, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh tế và xã hội được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế từng bước ổn định và phát triển. Xây dựng thành công Khu kinh tế Dung Quất, giữ vai trò là hạt nhân tăng trưởng và động lực phát triển của tỉnh với trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. GRDP bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 2.710 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 53,01%; dịch vụ 29,83 %; nông, lâm nghiệp và thủy sản 17,16%. Đời sống văn hóa, vật chất của người dân không ngừng được nâng lên. Sau 30 năm tái lập tỉnh, Quảng Ngãi đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng và cũng đặt nhiều kỳ vọng, trách nhiệm lớn hơn trong tương lai. I. THÀNH TỰU NỔI BẬT ĐẠT ĐƢỢC SAU 30 NĂM TÁI LẬP TỈNH (01/7/1989 - 01/7/2019) 1. Kinh tế tăng trƣởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên rõ rệt a) Kinh tế tăng trƣởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; thu ngân sách tăng vƣợt bậc

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

17 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NGÃI

Số: /BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Ngãi, ngày tháng 6 năm 2019

BÁO CÁO

Những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

quốc phòng, an ninh sau 30 năm Ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi

(01/7/1989 - 01/7/2019)

Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở

chia tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Ngày đầu tái

lập tỉnh, Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thị xã và

10 huyện, đến nay, có 14 huyện, thành phố, trong đó có 01 thành phố, 06 huyện

đồng bằng, 06 huyện miền núi và 01 huyện đảo. Là tỉnh ven biển, có đường bờ

biển dài gần 130 km, Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,78 km2, dân số

trung bình năm 2018 là 1.272,8 nghìn người, mật độ dân số 246,9 người/km2.

Là địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giao thông tương

đối thuận lợi, có hệ thống đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A chạy qua; quốc lộ

24A nối Quảng Ngãi với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kết nối với các tỉnh phía

Nam của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hiện tại, tuyến đường cao tốc Đà

Nẵng - Quảng Ngãi đã được xây dựng, góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa

các địa phương trong vùng.

Khi mới tái lập tỉnh, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, thuần nông, xuất phát

điểm thấp. Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế;

công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém;

thu nhập bình quân đầu người thấp. Đến nay, trải qua ba thập kỷ, Quảng Ngãi đã

có bước phát triển đáng kể, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh tế và xã hội được tăng

cường, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế từng bước ổn định và phát triển.

Xây dựng thành công Khu kinh tế Dung Quất, giữ vai trò là hạt nhân tăng trưởng

và động lực phát triển của tỉnh với trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu. Đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. GRDP bình quân đầu

người năm 2019 ước đạt 2.710 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công

nghiệp hóa: công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 53,01%; dịch vụ 29,83%;

nông, lâm nghiệp và thủy sản 17,16%. Đời sống văn hóa, vật chất của người dân

không ngừng được nâng lên.

Sau 30 năm tái lập tỉnh, Quảng Ngãi đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa

quan trọng và cũng đặt nhiều kỳ vọng, trách nhiệm lớn hơn trong tương lai.

I. THÀNH TỰU NỔI BẬT ĐẠT ĐƢỢC SAU 30 NĂM TÁI LẬP TỈNH

(01/7/1989 - 01/7/2019)

1. Kinh tế tăng trƣởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng

tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng

lên rõ rệt

a) Kinh tế tăng trƣởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng

tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; thu ngân sách tăng vƣợt bậc

Page 2: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

2

Trong 30 năm, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau khi Nhà máy lọc dầu Dung

Quất đi vào hoạt động năm 2009. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm

2019 ước đạt 54.906 tỷ đồng, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

đạt 8.905 tỷ đồng, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 29.339 tỷ đồng, khu vực

dịch vụ đạt 16.661 tỷ đồng.

So với năm 1989, GRDP gấp 19,5 lần, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy

sản gấp 5,02 lần, công nghiệp - xây dựng gấp 132,85 lần, dịch vụ tăng gấp hơn

21,97 lần. Tăng trưởng GRDP bình quân 10,49%/năm, trong đó công nghiệp -

xây dựng tăng 17,7%/năm; dịch vụ tăng 10,85%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy

sản tăng 5,53%/năm.

Chỉ tiêu Năm 1989

(Tỷ đồng)

Năm 2019

(Tỷ đồng)

Bình quân

1989 - 2019

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa

bàn (theo giá so sánh 2010) 2.752,3 54.906 10,49%

Công nghiệp - Xây dựng 220,85 29.339,5 17,7%

Trong đó, Công nghiệp 129,9 26.287,7 19,4%

Xây dựng 90,86 3.051,72 12,4%

Dịch vụ 758,3 16.661,1 10,85%

Nông, lâm nghiệp và Thủy sản 1.773,1 8.905,4 5,53%

Từ nền kinh tế thuần nông, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng

lớn những năm 1990: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 55,68%, công nghiệp

- xây dựng chiếm 16,52% và dịch vụ chiếm 27,8%, đến nay, kinh tế có sự

chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm

2019, cơ cấu công nghiệp - xây dựng tăng lên 53,01%, dịch vụ 29,83% và nông,

lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 17,16%. Thu nhập bình quân đầu người tăng

rõ rệt, thu nhập bình quân tăng lên qua các năm, từ mức 909 ngàn

đồng/tháng/người năm 2010, tăng lên mức 1,67 triệu đồng năm 2014 và đạt mức

2,8 triệu đồng năm 20181.

Cơ cấu kinh tế Năm 1990 Năm 2019

Công nghiệp – Xây dựng 16,52% 53,01%

Dịch vụ 27,8% 29,83%

Nông, lâm nghiệp và Thủy sản 55,68% 17,16%

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các thời kỳ, đạt nhiều kết

quả vượt bật, nhất là khi Nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động. Năm 1989 thu ngân

sách chỉ đạt 16,3 tỷ đồng, chủ yếu từ phụ thuộc vào các doanh nghiệp quốc dân

và thuế sử dụng đất nông nghiệp, đến năm 2019, thu ngân sách ước đạt 20.000

tỷ đồng, gấp 1.227 lần so với năm 1989.

b) Ngành công nghiệp có nhiều đột phá và phát triển vƣợt bậc

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1989 ước đạt 601 tỷ đồng, đến năm 2019,

ước đạt 124.870 tỷ đồng, gấp gần 207 lần so với năm đầu tái lập tỉnh; tăng trưởng

1 Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình được tiến hành thu thập 02 năm/lần.

Page 3: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

3

bình quân hàng năm đạt 19,5%/năm. Năm 2009, khi Nhà máy lọc hóa dầu Dung

Quất đi vào hoạt động, đã tạo bước đột phá và giữ vai trò chủ lực ngành công

nghiệp của tỉnh.

Chỉ tiêu Năm 1989

(Tỷ đồng)

Năm 2019

(Tỷ đồng)

Bình quân

1989 - 2019

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so

sánh 2010)

601 124.870 19,5%

Những năm đầu tái lập tỉnh, Quảng Ngãi chỉ có 43 xí nghiệp công nghiệp

quốc doanh với quy mô nhỏ và hơn 7.700 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

với 90% là hộ cá thể; chủ yếu sản xuất là các sản phẩm truyền thống, sản lượng

nhỏ, giá trị thấp như đường, phân bón, gạch nung, nước mắm, nông cụ… Đến

nay, đã hình thành gần 500 dự án, nhà máy, tổ hợp sản xuất công nghiệp với quy

mô, công suất lớn, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công nghệ cao như:

Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylen, Nhà máy

sản xuất thiết bị công nghiệp nặng Doosan Vina, Nhà máy sản xuất thiết bị điện

GE, các thiết bị điện tử,… cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi

gần 20 nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghiệp nhẹ,

công nghiệp chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi và

các sản phẩm chế biến thủy sản, may mặc, tinh bột mì, dăm gỗ, vật liệu xây

dựng, giày da, sợi bông,,… sản lượng ngày càng tăng cao, tiêu thụ rộng rãi, phổ

biến thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện tại, đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư

hoàn thành Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát - Dung Quất với công

suất 4,0 triệu tấn sản phẩm/năm. Đã đầu tư hoàn thành, đi vào vận hành và phát

điện 03 dự án thủy điện có quy mô 215,5 MW và một số dự án thủy điện nhỏ

khác; khánh thành và đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời Mộ Đức với công

suất 19,2MW.

Đã xây dựng thành công các khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, khu

công nghiệp VSIP và 18 cụm công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt, hình

thành và phát triển thành công của Khu kinh tế Dung Quất với định hướng là

phát triển các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí chế tạo, luyện kim, công

nghiệp phục vụ kinh tế biển.

c) Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ và du lịch không ngừng đƣợc mở rộng

Hiện trên địa bàn tỉnh có 144 chợ, 07 siêu thị và trung tâm thương mại

Vincom; hiện đang triển khai đầu tư 01 dự án Trung tâm Thương mại và Siêu

thị Hùng Cường Big C của tập đoàn Vina Group.

Năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 55.947

tỷ đồng, gấp 492 lần so với năm 1989.

Chỉ tiêu Năm 1989

(tỷ đồng)

Năm 2019

(tỷ đồng)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

(giá hiện hành)

114 55.947

Page 4: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

4

Hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi, hoạt động vận tải không ngừng

đổi mới phương thức kinh doanh, phục vụ để nâng cao chất lượng; khối lượng

luân chuyển hành khách, hàng hóa không ngừng tăng cao. Khối lượng vận tải

hành khách tăng từ 305 nghìn lượt hành khách năm 1989 lên 6,5 triệu lượt hành

khách năm 2019, tăng bình quân 11,2%/năm; khối lượng vận tải tăng từ 211

nghìn tấn lên 12,8 triệu, tăng bình quân 11,4%/năm. Đã hình thành các tuyến xe

buýt dọc theo tuyến quốc lộ 1A, đến các khu công nghiệp, Khu kinh tế Dung

Quất và đến trung tâm các huyện miền núi, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho

người dân. Dịch vụ vận tải biển tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn từng bước phát triển, đáp

ứng nhu cầu phát triển du lịch Lý Sơn.

Năm 1989, du lịch Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng du lịch

yếu kém, nhân lực hạn chế, xúc tiến quảng bá chưa được chú trọng, chưa hình

thành các tuyến du lịch... Toàn tỉnh chỉ có 07 cơ sở lưu trú chủ yếu là nhà

khách, nhà nghỉ với 160 buồng, doanh thu khoảng 3,2 tỷ đồng với 14.000 lượt

khách, phần lớn phục vụ khách công vụ đến làm việc. Đến nay, hoạt động du

lịch có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư,

phát triển nhiều điểm, khu du lịch mới; đã thu hút 28 dự án đầu tư vào lĩnh vực

du lịch với tổng vốn đăng ký 4.624 tỷ đồng; các điểm tham quan, du lịch ngày

càng được mở rộng. Ngoài các khu điểm du lịch đã cơ bản hình thành như Mỹ

Khê, Sa Huỳnh, đến nay, đã và đang đầu tư, hình thành các khu điểm du lịch

mới như: Suối nước nóng Nghĩa Thuận, Thác Trắng, khu du lịch Bãi Dừa, ...

Đặc biệt, du lịch Lý Sơn là một trong những địa điểm du lịch có tốc độ phát

triển nhanh và thu hút một lượng lớn du khách khi đến Quảng Ngãi.

Đến năm 2019, có 25 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; có khoảng 300

cơ sở lưu trú với hơn 4.000 buồng, phòng với tiêu chuẩn chất lượng ngày càng

cao; đã đón 01 triệu lượt du khách, gấp hơn 70 lần so với năm 1989, doanh thu

đạt 950 tỷ đồng, gấp 300 lần. Trong đó, riêng Lý Sơn đón tiếp hơn 230.000 lượt

du khách.

Chỉ tiêu Năm 1989 Năm 2019

Khách du lịch (lượt khách) 14.000 1.000.000

Doanh thu du lịch (tỷ đồng) (giá hiện hành) 3,2 950

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, trong đó, tăng tỷ trọng sản phẩm

công nghiệp chế biến cả về sản lượng và chủng loại. Năm 1989 kim ngạch xuất

khẩu chỉ đạt 3,92 triệu USD, đến năm 2019 ước đạt 560 triệu USD, gấp 150 lần

so với năm đầu tái lập tỉnh. Với các mặt hàng chủ lực như: cơ khí, thiết bị máy

móc công nghiệp nặng ước đạt 100 triệu USD, dầu FO 75 triệu USD, dăm gỗ 110

triệu USD, tinh bột mì 80 triệu USD, sơ sợi dệt 81 triệu USD, giày dép 42 triệu

USD. Thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng, mở rộng đến 30 quốc gia và vùng

lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Đan Mạch, UAE, Saudi Arabi và

các quốc gia trong ASEAN.

Chỉ tiêu Năm 1989 Năm 2019

Kim ngạch xuất khẩu 3,2 triệu USD 560 triệu USD

Page 5: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

5

b) Nông, lâm nghiệp và thủy sản có bƣớc phát triển ổn định; xây dựng

nông thôn mới góp phần phát triển hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi,

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Nông nghiệp tăng trưởng ổn định, đảm bảo nhu cầu lương thực, từng bước

hình thành vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; nông thôn có nhiều

đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch

theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản.

Giá trị sản xuất nông lâm và thuỷ sản năm 2019 ước đạt 15.904 tỷ đồng,

gấp 5,02 lần so với năm 1989, bình quân hàng năm tăng 5,5%; sản lượng lương

thực có hạt ước đạt 497,8 ngàn tấn, gấp 2,1 lần.

Chỉ tiêu Năm 1989

(Tỷ đồng)

Năm 2019

(Tỷ đồng)

Bình quân

1989 - 2019

Giá trị sản xuất nông lâm và thuỷ

sản (giá so sánh 2010)

3.165 15.904 5,5%

Đến năm 1997, Quảng Ngãi đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng đại công

trình thuỷ lợi Thạch Nham tưới cho hơn 30.000 ha đất canh tác. Sau Thạch

Nham, những công trình như Núi Ngang (tưới 1.450ha), Nước Trong (tưới

52.600ha) và hàng loạt hồ, đập lớn nhỏ được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đã đặt

nền móng cho sự ổn định và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nhờ

nguồn nước Thạch Nham, cuộc “cách mạng xanh” đã trải rộng khắp làng mạc,

ruộng đồng Quảng Ngãi, diện tích gieo trồng lúa tăng dần qua từng năm, năng

suất cây trồng tăng lên đáng kể. Từ năng suất 26,4 tạ/ha giai đoạn năm 1989 -

1990 đến nay đã lên trên 58,9 tạ/ha.

Đến nay, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng sản

xuất hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn. Năm 2018, đã chuyển đổi đất trồng

lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác ước đạt 770 ha; triển khai 103 cánh đồng

lớn sản xuất lúa, mì với tổng diện tích 2.009 ha; năng xuất lúa bình quân đạt

67,7 tạ/ha, mía đạt 669 tạ/ha, cao hơn 15% so với sản xuất đại trà. Đã thực hiện

dồn diền đổi thửa khoảng 2.147 ha. Bước đầu thu hút đầu tư một số mô hình sản

xuất rau an toàn, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp

công nghệ cao.

Chăn nuôi gia súc và gia cầm có nhiều phát triển, góp phần cải thiện đời

sống nông dân, giúp nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo, từng bước hình

thành mô hình trang trại chăn nuôi có quy mô công nghiệp, thay thế dần chăn

nuôi tận dụng, nhỏ lẻ ở hộ gia đình.

Về lâm nghiệp: nhờ những biện pháp tích cực về phát triển rừng, độ che

phủ của rừng năm sau đều tăng lên so với năm trước. Bên cạnh đó, việc phát

triển kinh tế lâm nghiệp đúng hướng đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân

cũng như góp phần bảo vệ, phát triển diện tích rừng trồng hiệu quả, nhất là ở

các huyện miền núi.

Năm 2019, diện tích có rừng ước đạt 334.278 ha, gấp 2,79 lần so với năm

Page 6: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

6

1989; độ che phủ rừng tăng từ 19% lên 51,9%; sản lượng gỗ rừng trồng khai thác

ước đạt 1.265.500 m3, gấp 85 lần.

Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao. Sản lượng thủy sản đánh bắt

năm 2019 ước đạt 209.000 tấn, gấp hơn 8,5 lần so với năm 1989. Hoạt động nuôi

trồng thủy sản tăng trưởng khá; từ năm 1987, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản - nuôi

tôm sú xuất khẩu bắt đầu hình thành, phát triển; năm 2019, sản lượng thủy sản

nuôi trồng ước đạt 6.500 tấn gấp 21,7 lần so với năm 1989.

Đã xây dựng 03 khu neo đậu trú bão tàu cá và 03 cảng cá với năng lực

neo đậu thiết kế thấp nhất 350 tàu có công suất đến 250CV, bước đầu phát huy

hiệu quả, đáp ứng nhu cầu neo trú và bốc dỡ sản phẩm thủy sản. Các chính sách

hỗ trợ ngư dân ra khơi bám biển và các chính sách theo Nghị định số 67/NĐ-CP

đã được tập trung chỉ đạo thực hiện.

Phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, phát triển đội

tàu vỏ thép, vỏ composit và vỏ vật liệu mới. Những năm 1990, số lượng tàu

thuyền khai thác thủy sản chỉ khoảng 2.052 chiếc, tổng công suất chỉ khoảng

35.300 CV, công suất bình quân 17,2CV/chiếc, đến nay có 5.138 chiếc tàu, tổng

công suất 1,33 triệu CV, tăng 2,5 lần số lượng tàu và công suất gấp 37 lần so với năm

1989; công suất bình quân 258CV/chiếc.

Chỉ tiêu Năm 1989 Năm 2019

Sản lượng thủy sản đánh bắt (Tấn) 24.400 209.000

Sản lượng thủy sản nuôi trồng (Tấn) 300 6.500

Số tàu thuyền (chiếc) 2.052 5.138

Tổng công suất tàu thuyền (CV) 35.300 1.330.030

Chương trình xây dựng nông thôn mới: Sau gần 10 năm triển khai,

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi đã góp phần thay đổi đáng

kể diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Kết hợp với việc ban hành các cơ chế, chính sách, đề án và ưu tiên, tập trung

nguồn vốn đầu tư, huy động các nguồn lực từ nhân dân tham gia xây dựng nông

thôn mới bước đầu đạt một số kết quả quan trọng. Đến thời điểm hiện tại đã có

58/164 xã đạt tiêu chí theo nhóm 1 (đạt 19/19 tiêu chí); số tiêu chí bình quân/xã

đạt 13,7. Dự kiến đến cuối năm 2019 có 80 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

d) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; chú trọng xây dựng và cải

thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Trong giai đoạn 1990-1999 ở Quảng Ngãi mới chỉ có 68 doanh nghiệp

được thành lập; đến nay, toàn tỉnh có 7.619 doanh nghiệp được thành lập, gấp

177 lần so với năm 1989; hiện có 5.096 doanh nghiệp đang hoạt động.

Chỉ tiêu Năm 1989 Năm 2019

Doanh nghiệp thành lập (hoạt động) 43 xí nghiệp

quốc doanh

5.096

doanh nghiệp

Page 7: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

7

Trong những năm qua, môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh không ngừng

được cải thiện. Tỉnh đã ban hành và triển khai áp dụng nhiều cơ chế, chính sách

nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa

bàn tỉnh.

Năm 1995, dự án FDI đầu tư đầu tiên vào tỉnh với quy mô rất nhỏ, vốn đầu

tư là 0,42 triệu USD, đến đầu năm 2019, đã thu hút được 63 dự án FDI còn hiệu

lực với tổng vốn đăng ký khoảng gần 1,8 tỷ USD, trong đó, có 31/63 dự án đã

hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, như: Nhà máy công nghiệp

nặng Doosan Vina (310 triệu USD), Giày da Ricker (28 triệu USD), dự án Khu

Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP (125,35 triệu USD), Nhà máy sản xuất linh

kiện điện tử Foster (15 triệu USD), Nhà máy sản xuất và gia công giày KingRiches

(20 triệu USD), Nhà máy sản xuất giày Proper - Dung Quất (25 triệu USD),

Xindadong (95 triệu USD); giải quyết việc làm cho hơn 18.000 lao động, góp

phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, thúc đẩy chuyển

giao công nghệ, kinh nghiệm.

Đối với các dự án đầu tư trong nước, trong năm đầu tái lập tỉnh chỉ có các xí

nghiệp, nhà máy quốc doanh như: nhà máy đường Quảng Ngãi, nhà máy cơ khí An

Ngãi, xí nghiệp đá Mỹ Trang, xí nghiệp đông lạnh và một số xí nghiệp sản xuất

nông, ngư cụ... Đến đầu năm 2019, có 518 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng số

vốn đăng ký đầu tư 231.686 tỷ đồng, đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực, với

quy mô lớn như: Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (3 tỷ USD); dự án

Polypropylene Dung Quất (232 triệu USD), Thủy điện Đakdrinh (5.800 tỷ đồng) và

gần đây nhất là dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát - Dung Quất

(60.000 tỷ đồng), cùng nhiều dự án lớn đã triển khai và đi vào hoạt động.

đ) Huy động nguồn lực đầu tƣ xã hội ngày càng tăng cao; kết cấu hạ tầng

giao thông, đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng phát triển

Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy

nguồn nội lực và tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn cho đầu tư

phát triển. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Trước hết là ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, hạ tầng nông

nghiệp, thủy lợi, hệ thống thông tin và truyền thông, hạ tầng các khu, cụm công

nghiệp để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh; chú trọng đầu tư hạ tầng

y tế, giáo dục, văn hóa, hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị...

Thời gian đầu tái lập tỉnh, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà

nước; năm 1990, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước chỉ khoảng 37,3 tỷ

đồng. Đến năm 2005, vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên mức 5.951 tỷ đồng và đạt

43.000 tỷ đồng năm 2019.

Chỉ tiêu Năm 1989

(tỷ đồng)

Năm 2019

(tỷ đồng)

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giá

hiện hành)

37,3 43.000

Page 8: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

8

Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư một cách mạnh mẽ, góp phần vào

những thành tựu chung của tỉnh trong 30 năm qua.

Đến nay, tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn tỉnh là 9.893 km, gấp

7 lần so với thời điểm năm 1989, với tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa trên các tuyến

đường quan trọng như quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị gần 100% và 100% xã

đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Trong đó, đã tranh thủ nhiều nguồn vốn để

đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình giao thông quan trọng

như: cầu Cộng Hòa, Gò Nhung, Nước Nhua; tuyến đường Bồ Đề - Đức Lợi -

Mỹ Á; Quốc lộ 1 - Bình Minh, Đồng Cát - Suối Bùn, Quán Lát - Đá Chát, các

tuyến kết nối đến các huyện miền núi, gần đây nhất là các công trình: Đường

cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cầu Cửa Đại, cầu Thạch Bích, cảng Bến Đình,

đường Dung Quất - Sa Huỳnh (giai đoạn 1), đường bờ Nam sông Trà Khúc,

nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1...

Huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị

và nông thôn. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thành phố

Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; đã điều chỉnh,

mở rộng địa giới hành chính thành phố về phía Bắc và phía Đông bao gồm 09 xã,

01 thị trấn của huyện Sơn Tịnh và 03 xã của huyện Tư Nghĩa. Tại Khu Kinh tế

Dung Quất, đã dần hình thành Đô thị Vạn Tường (theo tiêu chuẩn đô thị loại V) và

đô thị Dốc Sỏi. Tại các huyện cũng đã hình thành và phát triển đô thị Đức Phổ ở

phía Nam, Châu Ổ ở Phía Bắc, Di Lăng ở phía Tây. Ngoài ra, các đô thị như Mộ

Đức, La Hà, Chợ Chùa, Ba Tơ cũng từng bước được đầu tư để hình thành các đô

thị cấp huyện. Đến nay, tỉnh có 13 đô thị, trong đó, có 01 thành phố loại II, 01 đô

thị loại IV, 11 thị trấn, đô thị mới loại và 03 trung tâm huyện lỵ.

Các dự án đầu tư khu đô thị mới, khu dân cư được đẩy nhanh tiến độ, tập

trung nhiều tại khu vực thành phố Quảng Ngãi như: Khu dân cư Bàu Giang - Cầu

Mới, Khu dân cư Phan Đình Phùng, Sơn Tịnh, An Phú Sinh, Phú Mỹ, Ngọc Bảo

Viên, Khu đô thị VSIP, Khu dân cư Đông Nam thị trấn Châu Ổ, Khu đê bao... đã

làm thay đổi đáng kể diện mạo, kiến trúc cảnh quan đô thị. Đến cuối năm 2018,

có 105 khu đô thị mới, khu dân cư được cấp phép đầu tư với tổng diện tích quy

hoạch là 1.474 ha, với tổng vốn đầu tư 20.607 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh

tăng từ 14,97% năm 2011 tăng lên 20,55% năm 2018; tỷ lệ dân cư đô thị dùng

nước sạch đạt 88%; tỷ lệ cây xanh đô thị đạt 75%.

Kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, các Khu công nghiệp và cụm công

nghiệp được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đã thực hiện thi công hoàn

thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng quan trọng, góp thúc

đẩy phát triển Khu kinh tế Dung Quất như: các tuyến đường trục đối ngoại Bình

Long - Nhà máy lọc dầu - cảng Dung Quất (đường Võ Văn Kiệt); Dung Quất -

sân bay Chu Lai - cảng Kỳ Hà; Dốc Sỏi - cảng Dung Quất, Trì Bình - cảng Dung

Quất và các tuyến giao thông trục chính trong đô thị Vạn Tường, trong các khu

công nghiệp với hơn 120 km; hệ thống đê chắn cát, chắn sòng, cầu cảng cá sông

Trà Bồng; đầu tư hệ thống thoát nước mưa, thu gom, xử lý nước thải KCN phía

Tây, KKT Dung Quất...

Page 9: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

9

Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỉnh cũng tập trung thu hút các

nguồn lực xã hội và hỗ trợ các nhà đầu tư để đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng

phục vụ phát triển như: hạ tầng các Khu công nghiệp VSIP, Khu công nghiệp

Bình Hòa - Bình Phước. Triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng bến cảng

chuyên dùng dùng chung cho Khu kinh tế Dung Quất (gồm 05 bến) của Công ty

TNHH MTV Hào Hưng và cảng chuyên dùng (11 bến) của dự án Khu liên hợp

sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

2. Công tác giáo dục, y tế, đời sống văn hóa, xã hội ngày càng đƣợc

nâng cao; đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo; an sinh xã

hội đƣợc đảm bảo

a) Giáo dục và đào tạo

Năm 1989, toàn tỉnh có 229 trường phổ thông cơ sở; có 19 trường phổ

thông trung học; 04 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 04 trường bổ

túc văn hóa tập trung; 01 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

dạy nghề tỉnh, với đội ngũ 8.247 giáo viên giảng dạy. Trong những năm đầu tái

lập tỉnh, ngành giáo dục, đào tạo gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn,

xuống cấp, liên tục xuất hiện tình trạng học ca ba, các phòng học mượn tạm ở

các địa phương sau mùa mưa bão; đời sống giáo viên rất khó khăn, xin nghỉ

việc phổ biến, học sinh bỏ học ngày càng cao và tỷ lệ tốt nghiệp qua các kỳ thi

đạt thấp.

Đến nay, hệ thống giáo dục, đào tạo từng bước hoàn thiện, đội ngũ cán bộ,

giáo viên được đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ; cơ sở vật chất từng

bước được đầu tư khang trang; chất lượng giáo dục được củng cố, phát triển

toàn diện, các hoạt động giáo dục phối hợp được triển khai và đạt kết quả tốt.

Giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo được quan tâm.

Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, phương thức đào tạo ngày càng

được mở rộng, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Thiết lập và mở rộng quan

hệ với đại học quốc gia và các trường đại học uy tín trên nhiều lĩnh vực. Đến

nay, toàn tỉnh có 214 trường mầm non; có 215 trường tiểu học; có 167 trường

trung học cơ sở và 38 trường phổ thông trung học. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh

hiện có 03 trường đại học và 06 trường cao đẳng, với nhiều lĩnh vực, ngành

nghề, góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực tỉnh nhà.

Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ƣơng 8

(khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định

hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã tạo ra sự chuyển biến tích

cực, rõ nét về chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục các

ngành học, cấp học tiếp tục được giữ vững và có chiều hướng chuyển biến tích

cực; số lượng, tỷ lệ học sinh tham gia dự thi, trúng tuyển vào các trường đại

học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghề ngày càng tăng so với

những năm trước. Đến năm 2018, toàn tỉnh có 82/214 trường mầm non đạt

Page 10: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

10

chuẩn quốc gia (tỷ lệ 38,32%); duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo

dục tiểu học đúng độ tuổi; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,6%; có

153/215 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 71,16%). Có 14/14 huyện,

thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và có 122/167 trường

trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia (70,66%); có 21/38 trường phổ thông trung

học đạt chuẩn quốc gia (55,26%). Tỷ lệ học sinh thi đậu các trường đại học, cao

đẳng từ 13% năm 1989 tăng lên 48,5% năm 2018.

Các cơ sở giáo dục tư thục phát triển về chất lượng, số lượng, từng bước

đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tỉnh nhà. Hiện có 62 cơ sở giáo dục,

trung tâm ngoại ngữ, tin học với hàng ngàn học sinh, học viên đang theo học.

Đặc biệt, đã thu hút và triển khai đầu tư dự án Thành phố giáo dục quốc tế

Quảng Ngãi của Tập đoàn Nguyễn Hoàng với mô hình giáo dục tiên tiến, từ bậc

học từ mầm non cho đến bậc phổ thông trung học, bắt đầu hoạt động trong năm

học 2019 - 2020.

b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Những năm đầu tái lập tỉnh chỉ có Bệnh viện đa khoa tỉnh, một số trung

tâm Y tế huyện và gần 100 trạm xá xã với quy mô nhỏ, xuống cấp; đội ngũ y

bác sĩ thiếu cả về số lượng và trình độ còn hạn chế; bác sĩ/1 vạn dân chỉ đạt tỷ lệ

1,86; tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 64,5 tuổi.

Đến nay, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải

thiện, hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã được củng cố, hoàn thiện, hầu hết

các cơ sở y tế đã được đầu tư xây dựng mới, trong đó, thành lập và xây dựng

mới các bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viên lao và phổi, Bệnh viện Tâm thần

tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi. Tổng số gường bệnh

3.615 gường, đạt 27,3 gường/vạn dân tăng 3,06 lần; số bác sĩ/vạn dân đạt 7,2

tăng 3,87 lần so với năm 1989; tuổi thọ trung bình đạt 74. Ở tuyến xã, 100%

trạm y tế xã có bác sĩ làm việc (có 183/184 xã có trạm y tế); 100% số thôn/bản

có nhân viên y tế hoạt động. Có 84,4% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế

(năm 2010 là 10,4%). Diện bao phủ bảo hiểm y tế được mở rộng, ước thực hiện

năm 2019 ước đạt 90,7%.

Chỉ tiêu Năm 1989 Năm 2019

Tổng số gường bệnh (không kể trạm y tế) 1.080 3.615

Số gường bệnh/vạn dân 10,28 27,3

Tỷ lệ xã, phường có trạm y tế 91,5% 99%

Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng 56% 14,3%

Tuổi thọ trung bình 64,5 74

Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở và y tế huyện được tăng cường, trình độ được

nâng lên cả về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Công tác khám chữa bệnh đã

được tăng cường đầu tư về cơ sở, gường bệnh, trang thiết bị và nhân lực. Dịch

vụ khám chữa bệnh được mở rộng và tăng cường về số lượng và chất lượng.

Năng lực, trình độ, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được cải thiện và

nâng cao. Bệnh viên đa khoa tỉnh được nâng lên hạng II, triển khai nhiều dịch

Page 11: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

11

vụ kỹ thuật mới; các tuyến bệnh viện chuyên khoa đạt chuẩn II; các bệnh viện

tuyến huyện được nâng lên hạng III.

Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế phát triển mạnh mẽ, đã và đang

hình thành một số phòng khám, bệnh viện. Đến nay, đã có 02 bệnh viện đi vào

hoạt động: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao; bệnh viện đa khoa Phúc Hưng với quy

mô 45 gường. Từ tuyến tỉnh đến cơ sở, nhiều trạm (nay là trung tâm) chuyên

khoa tuyến tỉnh được thành lập mới, củng cố và hoàn thiện.

Công tác y tế dự phòng, phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và các dự án

thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai chủ động, tích cực và có hiệu

quả cao; nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi như: dịch tả,

dịch hạch, sốt rét… ; tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em

dưới 5 tuổi đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Số trẻ dưới 12 tháng tuổi được tiêm

chủng đầy đủ đạt tỷ lệ từ 98 - 98,95%. Đến cuối năm 2019, ước tỉ lệ suy dinh

dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm chỉ còn 14,3% so với mức 56% năm 1989.

c) Giải quyết hiệu quả công tác việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội

Giải quyết việc làm được tỉnh đặc biệt quan tâm và đạt kết quả cao. Trong

thời gian đầu, qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác điều

động lao động công ích, di dân, tái định cư, xây dựng vùng kinh tế mới; sắp xếp,

điều chỉnh lực lượng lao động và triển khai các chính sách về sắp xếp, đổi mới

doanh nghiệp nhà nước đã góp phần phân bổ lại lực lượng lao động, định hình

và đề ra các chủ trương giải quyết việc làm cho nhân dân.

Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động

ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng

từ mức 6,75% năm 1996 lên mức 32% năm 2019; tỷ trọng lao động ngành dịch vụ

từ mức 17,1% lên 27% và tỷ trọng lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

giảm mạnh từ 76,15% xuống còn 41%. Tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm dần qua

các năm; đến năm 2019, ước tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm còn 3,5%.

Các hình thức giao dịch việc làm được phát triển đa dạng. Chủ động, tích

cực kết nối và cung ứng lao động cho các nhà đầu tư tại các Khu công nghiệp,

Khu kinh tế Dung Quất. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành để khuyến

khích xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, nhất là

nhân dân vùng nông thôn, miền núi. Từ một tỉnh không có phong trào xuất khẩu

lao động, đến nay, đã đưa hơn 16.400 người đi xuất khẩu lao động.

Công tác giảm nghèo có nhiều tiến bộ, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tích cực, đặc bịêt là ở miền núi, vùng

sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong năm đầu tái lập tỉnh, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh ở

mức rất cao, chiếm tỷ lệ đến 47,4%. Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn khoảng

23,77%, trong đó, khu vực miền núi khoảng 59,9% (theo chuẩn nghèo giai đoạn

2001 - 2005) thì đến năm 2019, ước tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 7,79%, trong đó,

miền núi giảm còn 25,96% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020).

Page 12: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

12

Chỉ tiêu Năm 1989 Năm 2001 Năm 2019

Tỷ lệ đói nghèo/Tỷ lệ hộ nghèo2 47,45% 23,77% 7,79%

Trong đó, khu vực miền núi 59,9% 25,96%

Là địa phương có 06/14 huyện nghèo, có điều kiện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ

nghèo cao, chính quyền các cấp đã nỗ lực, tập trung triển khai các chủ trương, chính

sách về giảm nghèo, thực hiện toàn diện, đa dạng theo nhiều hướng tiếp cận, nhằm

giải quyết các nguyên nhân của nghèo đói, các nhu cầu thiết yếu của người nghèo,

vùng nghèo như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước

sinh hoạt, cung cấp dịch vụ trợ giá, trợ cước và hỗ trợ trực tiếp, các chính sách hỗ trợ

phát triển theo vùng và theo nhóm đối tượng, chính sách đặc thù.

Các chính sách giảm nghèo mới đặc thù theo Nghị quyết 30a, chương trình

135 đã tạo điều kiện thuận lợi, chuyển biến đáng kể đối với đời sống người dân

nói chung và người nghèo nói riêng ở các huyện nghèo. Hầu hết các hộ nghèo

đều được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách giảm nghèo của Nhà nước, nhất

là có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận các dịch vụ sản xuất, tăng thu nhập và dịch

vụ xã hội cơ bản. Trong năm 2018, huyện Sơn Hà đã trở thành một trong 06

huyện nghèo của tỉnh thoát nghèo.

Đảm bảo an sinh xã hội: Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao,

nhất là đối tượng thuộc chính sách bảo trợ xã hội; diện đối tượng trợ giúp xã hội

được mở rộng, đảm bảo tất cả các đối tượng yếu thế, diện khó khăn được trợ

cấp, trợ giúp; hầu hết các hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đều được tiếp cận

và thụ hưởng chính sách của Nhà nước, nhất là có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận

các dịch vụ sản xuất, tăng thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản khác.

d) Phát triển mạnh mẽ các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

Các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng đa dạng, phong

phú. Khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hệ thống

thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở có bước phát triển cả về số lượng và chất

lượng, trên 52% số xã, phường, thị trấn có Nhà văn hóa; có 88,6% khối phố,

88% gia đình, 91% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Phong trào sinh hoạt văn

hóa văn nghệ ở cơ sở diễn ra sôi nổi, nhiều hội thi hội diễn nghệ thuật được các

huyện, thành phố tổ chức phục vụ nhân dân và góp phần bảo tồn các giá trị văn

hóa truyền thống ở địa phương.

Công tác quản lý, bảo tồn giá trị di sản văn hóa được các cấp, các ngành

quan tâm, chú trọng; văn hóa các dân tộc thiểu số từng bước được bảo tồn và

phát huy. Nhiều di tích sau khi được đầu tư, tu bổ, tôn tạo đã phát huy giá trị

trong việc tuyên truyền những giá trị lịch sử - văn hóa, giáo dục truyền thống

cho thế hệ trẻ, trở thành các điểm tham quan du lịch thu hút đông đảo du khác

trong và ngoài nước.

Các hoạt động thể dục, thể thao có nhiều khởi sắc, thu hút đông đảo người

dân tham gia, hưởng ứng; phối hợp tổ chức thành công nhiều giải đấu thể thao

2 Tiêu chí đánh giá hộ nghèo thay đổi theo từng thởi điểm, giai đoạn.

Page 13: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

13

khu vực và toàn quốc. Ở lĩnh vực thể thao thành tích cao đạt được nhiều thành

tích trên đấu trường quốc gia và quốc tế.

3. Quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, giữ vững ổn định chính trị -

xã hội; công tác đối ngoại đƣợc đẩy mạnh, góp phần tích cực vào các thành

tựu chung của tỉnh

Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được giữ vững; thế trận

quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân mà nền tảng là khu vực

phòng thủ ngày càng đi vào chiều sâu. Đảm bảo an ninh vùng chiến lược, trọng

điểm trên địa bàn tỉnh; giữ vững an ninh tuyến núi, tuyến biển, hải đảo. Lực

lượng vũ trang được xây dựng đủ số lượng, ngày càng vững mạnh toàn diện,

chủ động sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Các lực lượng chuyên trách giữ gìn an ninh, trật tự được bổ sung và tăng

cường cả về lượng và chất; năng lực hoạt động của cơ quan điều tra các cấp

từng bước được nâng cao. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và thế

trận an ninh nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự

được củng cố và xây dựng, phát triển sâu rộng.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại có nhiều bước chuyển

biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng về ngoại giao chính trị, kinh tế và

văn hóa, từng bước làm cầu nối, xúc tiến và thúc đẩy hợp tác quốc tế phục vụ

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác xúc tiến vận động, tiếp

nhận, quản lý và sử dụng viện trợ nước ngoài; quản lý đoàn ra, đoàn vào, bảo

hộ tàu thuyền và ngư dân, giải quyết các vấn đề có yếu tố nước ngoài được thực

hiện tốt. Thường xuyên duy trì mối quan hệ giữa Quảng Ngãi và các tỉnh phía

Nam của nước bạn Lào; mở rộng giao thương với các địa phương của các nước

như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin...

Nhìn lại sau 30 năm tái lập tỉnh, Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu to

lớn trên một số lĩnh vực; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt và không ngừng

tăng cao; tiềm lực kinh tế - xã hội ngày một phát triển, quốc phòng, an ninh được

đảm bảo; công tác quản lý điều hành ngày một hiệu quả, chặt chẽ hơn, tạo tiền đề

thuận lợi cho chặng đường phát triển tiếp theo. Những kết quả đó góp phần vào

những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng nhưng trong thời gian

qua Quảng Ngãi vẫn còn một số tồn tại như sau

Đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng nông thôn,

miền núi, các đối tượng chính sách xã hội, người lao động có thu nhập thấp và

đồng bào dân tộc thiểu số. Nền kinh tế chậm chuyển biến về chất lượng tăng

trưởng, về hiệu quả và sức cạnh tranh. Các lĩnh vực văn hoá xã hội phát triển về

bề rộng, nhưng nhiều mặt còn hạn chế về chất lượng; xã hội hóa về y tế, giáo

dục chưa đạt nhiều kết quả; môi trường một số nơi bị ô nhiễm; tai nạn giao

thông và tệ nạn xã hội còn tiếp diễn phức tạp. Thiếu nguồn vốn đầu tư các công

trình trọng điểm, các hạ tầng thiết yếu.

Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là xuất phát điểm nền kinh tế của

Page 14: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

14

tỉnh thấp, là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, lũ lụt;

nhiều địa phương trong tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, tỷ lệ hộ

nghèo cao... ; nguyên nhân chủ quan là do việc quản lý, khai thác và sử dụng các

nguồn lực chưa thật sự hợp lý, hiệu quả; các cơ chế, chính sách chưa thật sự tạo

động lực mạnh mẽ; chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn lỏng

lẻo, việc triển khai thực hiện ở các cấp còn thiếu đồng bộ,...

II. PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN ĐẾN

Trong bối cảnh những thời cơ thuận lợi và những khó khăn, thách thức to

lớn đan xen, để tận dụng được thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện

thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước đã đề ra là “Dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi ý chí, lòng quyết tâm, sự nỗ

lực phấn đấu cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có trách nhiệm

và sự đóng góp quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi.

Trong thời gian đến, cần tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế và thành tựu đã

đạt được trong những năm qua, cùng đoàn kết phấn đấu, nỗ lực, tập trung thực

hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX,

trong đó, tập trung quyết liệt thực hiện 03 nhiệm trọng tâm là: Phát triển nông

nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; phát triển dịch vụ, du

lịch và kinh tế biển đảo; cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính

và 03 nhiệm vụ đột phá: Phát triển công nghiệp; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,

nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư, xây dựng và đưa các công trình, dự án

trọng điểm vào hoạt động như: dư án như Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu từ

6,5 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn/năm; các dự án nhà máy điện khí từ mỏ Cá Voi

Xanh; Khu liên hợp giang thép Hòa Phát Dung Quất; khu tổ hợp du lịch của

FLC; hình thành Trung tâm lọc hóa dầu Quốc gia tại KKT Dung Quất... sẽ là

động lực lan tỏa đến các vùng khác trong tỉnh cũng như đẩy mạnh mối liên kết

liên tỉnh, liên vùng và quốc tế, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển mạnh theo

hướng công nghiệp, dịch vụ.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu ngành nông nghiệp gắn

với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Xác định được

sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng, lợi thế, nâng cao giá trị gia tăng để ưu tiên

hỗ trợ đầu tư. Đẩy mạnh sự liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp

và nông dân, trước tiên ưu tiên cho vùng sản xuất tập trung. Chú trọng đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng như công trình tưới tiêu, ngăn mặn giữa ngọt, đê điều,

cảng neo trú để vừa phục vụ vừa bảo vệ sản xuất. Thu hút các doanh nghiệp đầu

tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh liên doanh, xây dựng mô

hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ.

3. Tiếp tục phát triển nhanh ngành thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế

biển đảo. Tăng cường đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch; thu hút

đầu tư dể phát triển hạ tầng và dịch vụ du lịch ở các khu, điểm du lịch Mỹ Khê,

Page 15: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

15

Lý Sơn, Sa Huỳnh, Bình Châu, Cà Đam,… Tập trung xây dựng, phát triển Trung

tâm Logistics khu vực cảng biển Dung Quất thuộc KKT Dung Quất, gắn liền và

phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của cảng có chức năng phục vụ cho các hoạt

động xuất - nhập khẩu của khu cảng, hỗ trợ cho các hoạt động tiếp xúc, kết nối

với các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thực hiện có hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam, tạo bước phát triển mạnh về

kinh tế biển; phát triển kinh tế biển, đảo đồng bộ cả công nghiệp, dịch vụ, du lịch,

đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Xây dựng Lý Sơn thành đảo du lịch, mạnh

về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và lập

hồ sơ trình UNESCO công nhận công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh.

4. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao chỉ số năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh; khuyến khích đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp. Phối hợp tổ

chức các hoạt động xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm, có địa chỉ cụ thể, trong

đó đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn. Tập

trung tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư dự án; triển khai kế hoạch

hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển

dụng, đào tạo lao động gắn với nhu cầu.

5. Tăng cường các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước; sử

dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổ chức điều hành, quản lý

chặt chẽ nguồn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ; chống thất thu, nợ đọng thuế.

Thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà

nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.

6. Xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị. Đẩy

nhanh tiến độ xây dựng các dự án: Cầu Cửa Đại, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1

(đoạn Dốc Sỏi - VSIP), Quốc lộ 24B, cảng Bến Đình, Kè chắn cát cảng Dung Quất

giai đoạn 2. Hoàn thành thủ tục để triển khai các dự án Đường Dung Quất - Sa

Huỳnh (giai đoạn 2) để kết nối với tuyến đường ven biển của Quảng Nam, Bình

Định; đường nối cầu từ Thạch Bích - Tịnh Phong… Tiếp tục huy động nguồn lực

từ quỹ đất và nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng đô thị, nhất là dọc đường Mỹ

Khê - Trà Khúc và đường bờ Nam sông Trà Khúc. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ

tầng đô thị thành phố Quảng Ngãi và kết cấu hạ tầng đô thị cấp huyện. Kiểm tra,

đôn đốc thực hiện các dự án khu dân cư, đô thị; quản lý chất lượng các dự án bất

động sản từ khâu quy hoạch, chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý, vận

hành các khu đô thị mới, chú trọng quản lý chất lượng đô thị.

7. Tăng cường bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động phòng

tránh thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

8. Quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục và

đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề an sinh xã hội,

giảm nghèo, giải quyết việc làm. Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án,

chính sách dân tộc; đề án khuyến khích thoát nghèo tại các xã của huyện Tây

Trà, Sơn Tây và nhân rộng cho các địa phương khu vực miền núi.

9. Quyết tâm đổi mới cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành

Page 16: ñy ban nh©n d©n - vanban.quangngai.gov.vnvanban.quangngai.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=e8b5ed4090a...Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau

16

chính. Triển khai Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số

26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số

25-KH/TU ngày 05/4/2018 thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về đổi mới, sắp

xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kế hoạch số 26-KH/TU thực hiện

Nghị quyết số 19-NQ/TW về đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy dân chủ và

sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính

trị từ tỉnh tới cơ sở trong sạch vững mạnh, có năng lực và sức chiến đấu cao,

kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi

phạm quyền làm chủ của nhân dân, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức

lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Quảng Ngãi tiếp tục phấn đấu hoàn thành sớm, trước thời hạn các chỉ tiêu,

nhiệm vụ Đại hội XII của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra, tổ

chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX để tiến đến Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XIII./.

Nơi nhận : - Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Thường trực HĐND tỉnh;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

- Các sở, ban, ngành tỉnh;

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu,

giúp việc Tỉnh ủy;

- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;

- Các cơ quan trung ương

đóng trên địa bàn tỉnh;

- Báo Quảng Ngãi;

- Đài Phát thanh truyền hình tỉnh;

- Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa

bàn tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố;

- VPUB: CVP, PCVP, các P.N/cứu,

CBTH;

- Lưu VT, THhtlvan153.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Trần Ngọc Căng